CÁC LOẠI CÁ CẢNH DỄ NUÔI DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU CHƠI
CÁ CẢNH
Đối với nhiều người mới bắt đầu chơi cá
cảnh, để chọn được loại cá cảnh nuôi phù hợp trong số hàng trăm loại cá
cảnh quả thực rất khó. Ngoài việc chọn hình dáng, màu sắc theo ý thích thì việc
chọn loại cá cảnh khỏe, dễ chăm sóc sẽ không dễ dàng cho người
mới chơi cá cảnh. Sau đây là tổng hợp 1 số loại cá cảnh dễ nuôi theo
kinh nghiệm từ những chuyên gia chăm sóc cá:
1.Cá mai quế:
Tên khoa học: Aphyocharax
Môi trường sống: Nước ngọt, nước trung tính, dòng chảy mạnh.
Mô tả chi tiết: Độ PH: 6,5-7,5
Nhiệt độ nước: 23 – 27 độ C
Đây là loài cá
hiền lành thường sống theo bầy đàn, trong bể sống chủ yếu ở tầng giữa của bể.
Thức ăn thường dùng những loại thức ăn nhỏ mịn, và khi sinh sản thường đẻ trứng
phân tán, sau khi nở cá con ăn ấu trùng tôm. Trong đàn thường thì những con đực
mầu sắc sặc sỡ hơn nhưng con cái.
Không gian sống: Cá Mai quế có kích thước nhỏ, có thể nuôi trong
các loại bể cá để bàn, bể cá mini.
Xuất xứ: Nam Mỹ
2.Cá XeKan ( Tứ Vân )
Cá Xekan sống thành đàn, hiếu động, hay cắn cây thủy sinh
và vây,đuôi các loại cá cảnh khác.
Tên khoa học: Puntius tetrazona (Bleeker,
1855)
Môi trường sống: Nước ngọt, nước trung tính, dòng chảy mạnh.
Mô tả chi tiết: Môi trường thích hợp pH = 6 – 8, nước cứng (50 –
250 mg CaCO3 / lit).
Nhiệt độ nước: nhiệt độ: 24 – 28 độ C, khi sinh sản, cá
cần nhiệt độ ổn định ở mức khá cao: 27 – 28 độ C. Có thể nuôi trong phòng điều
hòa với nhiệt đô 18-25*C
Không gian sống: Cá Xekan (Tứ vân) có
kích thước nhỏ, sống khỏe, có thể nuôi trong không gian sống nhỏ hẹp.
Xuất xứ: Indonesia, Thái Lan.
3. Cá Hồng Kim ( Cá Kiếm )
Tên khoa học: Xyphoporus
helleri Heckel.
Môi
trường sống: Sống trong môi
trường nước ngọt.
Mô
tả chi tiết: Môi trường
có pH = 7.
Nhiệt
độ nước: , nhiệt độ 25 – 28 độ
C, dài trung bình 6cm.
Không
gian sống: Cá đuôi kiếm là
loại cá khỏe, dễ nuôi có thể nuôi trong không
gian nhỏ hẹp như các loại bể cá để bàn, bể cá mini mà không cần sử dụng sục oxi.
Xuất
xứ: Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam
cách đây hơn 50 năm.
4.Cá Bống ( Cá dọn bể )
Tên khoa học: Gyrunocheilus
Môi
trường sống: Nước
ngọt, nước trung tính, dòng chảy mạnh.
Mô
tả chi tiết: Độ PH: 7
Nhiệt
độ nước: 23-29 độ C
Đặc
điểm: thường sống tầng giữa và
đáy bể, nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật . Là loại cá nhút nhát, hòa
bình và có thể nuôi trung với nhiều loại cá khác. Không sinh sản trong môi
trường nhân tạo.
Không
gian sống: Cá bống dọn bể có
kích thước nhỏ rất phù hợp nuôi trong bể cá để bàn, bể cá mini giúp cho bể được sạch hơn.
Xuất
xứ: Đông Nam Á
5. Cá Chọi ( Cá Betta )
Cá chọi còn có tên
khác là cá đá hoặc cá xiêm.
Tên
khoa học: Betta splendens, Regan 1910
Tên
tiếng Anh là Siamese fighting fish còn được gọi là “betta fish”
hoặc “betta”. Tên của chi này có nguồn gốc là từ ikan bettah (một
ngôn ngữ địa phương của Malaysia). Cá chọi là một trong số những
loài cá cảnh (cá kiểng) nước ngọt phổ biến nhất thuộc
họ Osphronemidae, bộ Perciformes.
Nguồn
gốc: Thái Lan, bán đảo Mã
Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem. (Bản thân tên tiếng Anh cũng nói lên nguồn
gốc xuất xứ của nó: Siamese fighting fish - cá
chọi Thái).
Cá
chọi trưởng thành dài khoảng
6 cm (có một số giống dài 8 cm). Có thể nuôi nhốt trong không gian
hẹp như trong các loại bể cá để bàn. Gần đây người ta còn
lai tạo được những giống cá chọi khổng lồ (giant bettas) dài trên 8 cm.
Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt
đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá chọi hoang dã chỉ là màu xanh lá
cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá chọi hoang dã
tương đối ngắn.
Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ
vây dài hơn. Ví dụ như những các giống cá chọi: Veiltail, Delta, Superdelta,
Halfmoon…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét